A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thám hiểm hang động dài nhất châu Á, các nhà khoa học phát hiện sinh vật kỳ lạ

Trong cuộc hành trình khám phá hang động dài nhất châu Á, các nhà khoa học đã phát hiện một sinh vật kỳ lạ bên trong hang động.

Trong hang động đá vôi Shuanghe dài nhất châu Á ở thành phố Tuân Nghĩa thuộc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, trong khi thám hiểm hang động này nhằm đo lại chiều dài của nó. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một sinh vật bí ẩn bên trong.

Sinh vật lạ được phát hiện trong hang động dài nhất châu Á

Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 60 loài sinh vật sống ở đây và cả hóa thạch loài động vật ăn thịt tuyệt chủng cách đây 11.000 năm là hổ răng kiếm và gấu trúc khổng lồ. Trong đó có một sinh vật bí ẩn kỳ lạ được nhóm nghiên cứu Sino-France tình cờ tìm thấy:

Thám hiểm hang động dài nhất châu Á, các nhà khoa học phát hiện sinh vật kỳ lạ - Ảnh 1.

Sinh vật bí ẩn trong hang động dài nhất châu Á. Ảnh: Weibo

Thám hiểm hang động dài nhất châu Á, các nhà khoa học phát hiện sinh vật kỳ lạ - Ảnh 2.

Nó có vẻ ngoài kỳ dị và đẹp mắt. Ảnh: Weibo

Thám hiểm hang động dài nhất châu Á, các nhà khoa học phát hiện sinh vật kỳ lạ - Ảnh 3.

Sinh vật này có chiếc đuôi rất dài. Ảnh: Weibo

Sinh vật này có phần bụng được phủ bởi một lớp lông mềm cũng như tứ chi của nó, khi nó trải rộng lớp màng ở phần bụng và vươn tứ chi ra, sinh vật này có thể "bay" rất xa từ một vị trí trên cao. Nhóm thám hiểm gọi nó với nickname là "mèo bay" (flying cat).

Vậy danh tính thật sự của "mèo bay" là gì?

Tuy được đặt biệt danh là mèo nhưng thật sự sinh vật bí ẩn này lại là một loại sóc! Chính là loài sóc bay khổng lồ đỏ trắng có tên khoa học là petaurista alborufus, một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm.

Nó cũng là loài lớn nhất trong những loại sóc lớn với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp, loài sóc này còn có tên là sóc bay khổng lồ Trung Quốc và đây là sinh vật đặc hữu của vùng phía nam và trung Trung Quốc, Đài Loan.

Tổng chiều dài cơ thể bao gồm cả đuôi của nó lên tới 1m, giúp cho sóc bay có thể giữ thăng bằng khi bay ở trên không hay leo trèo cao. Loài sóc này ưa thích các khu vực núi cao, sườn đồi vì đây là những môi trường giúp chúng phát huy khả năng bay lượn.

Sóc bay thường dành thời gian cả ngày chỉ để ngủ và chỉ hoạt động sau khi ánh mặt trời cuối cùng nhường chỗ cho màn đêm, thức ăn chính của loài sóc bay là những hoa quả trong rừng, khả năng "bay lượn" giúp sóc bay có thể chuyển từ cây này sang cây khác nhanh chóng.

Ngoài ra, khả năng này còn giúp sóc bay trốn tránh kẻ thù như các loài chim ăn thịt (cú mèo, diều hâu...) trong các tình huống nguy hiểm. Khi thức ăn khan hiếm, sóc bay còn săn cả côn trùng hay ấu trùng, nhộng làm thức ăn.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Mammalogy, Iucnredlist, Defence.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội