A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hình ảnh S-300 nát vụn sau đòn tấn công

Nga vừa công bố đoạn video ghi lại hiện trường vụ hệ thống S-300 của Ukraine bị tấn công hôm 10/3 tại tỉnh Donetsk.

Phần còn lại của S-300 Ukraine sau khi bị tấn công.
Phần còn lại của S-300 Ukraine sau khi bị tấn công.
 

Theo hình ảnh được công bố, xe mang phóng tên lửa 5P85D của tổ hợp S-300PS thuộc phòng không Ukraine đã bị phá hủy gần như toàn bộ.

"Vụ tấn công đã khiến khoang lái của xe chuyên dụng cháy nát vụn, các ống phóng tên lửa cháy đến biến dạng và rơi xuống đường", hãng thông tấn Southfront dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết.

Mặc dù vậy nguồn tin không tiết lộ số phận kíp trắc thủ cũng như loại vũ khí của Nga đã thực hiện cuộc tấn công này. Southfront cho biết, trong những cuộc tấn công phòng không Ukraine trước đây, Nga thường dùng tên lửa diệt radar Kh-31P.

Tuy nhiên, căn cứ vào hiện trường tổ hợp S-300PS bị tấn công cho thấy, Kh-31P không tham gia vào vụ tấn công này. Bởi dòng tên lửa này được thiết kế để tấn công vào các đài radar khi chúng đang hoạt động, trong khi đó S-300PS Ukraine bị phá hủy không có radar đi kèm và đang hành quân.

Chính vì vậy, đạn pháo dẫn đường chính xác Krasnopol-M2 và UAV tự sát Lancet được đánh giá là một trong hai vụ khí đã thực hiện cú đánh chính xác vào hệ thống S-300PS của Ukraine.

 

Theo Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, kể từ khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, quân đội Nga đã tiến hành nhiều cuộc tập kích chính xác với quy mô rất lớn nhằm vào loạt mục tiêu trên lãnh thổ nước này, trong đó có những đơn vị phòng không.

Nguyên nhân của những đòn tấn công chính xác trên là do Nga đã áp dụng chiến thuật mồi nhử để đánh lạc hướng phòng không Ukraine. Trước mỗi đợt tập kích quy mô lớn, Nga phóng nhiều UAV cảm tử vào các vị trí của Ukraine.

"Nga thường xuyên sử dụng UAV trong những đợt tấn công đầu tiên để thám thính tình hình, phá hủy vũ khí phòng không và làm quá tải mạng radar giám sát của chúng tôi. Sau đó họ mới dùng vũ khí tấn công", Natalia Humeniuk, phát ngôn của Bộ Tư lệnh tác chiến phía Nam Ukraine thừa nhận.

Cùng với sử dụng UAV cảm tử, Nga được cho là còn bắn xen kẽ tên lửa không chứa đầu đạn cùng hỏa tiễn từ pháo phản lực phóng loạt trong các đợt tập kích dữ dội nhằm vào Ukraine.

 

Các loại vũ khí này sẽ khiến lực lượng phòng không Ukraine phải phân tán lực lượng, và để lộ nguy cơ bỏ lọt những tên lửa hành trình có sức công phá lớn của Nga.

Giới lãnh đạo Ukraine đã phần nào nắm được chiến thuật trên. Đây được cho là nguyên nhân Kiev liên tục kêu gọi các đối tác phương Tây viện trợ thêm vũ khí phòng không nhằm gia cố cho lưới lửa phòng không đang ngày càng bị thu hẹp của mình.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội