A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nước cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc, được Trung Quốc dùng công nghệ khủng xây miễn phí công trình 400 tỷ USD

Trung Quốc đã xây miễn phí siêu công trình 400 tỷ USD có quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn hàng đầu thế giới.

Nước cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc, được Trung Quốc dùng công nghệ khủng xây miễn phí công trình 400 tỷ USD

Trung Quốc đã xây miễn phí siêu công trình 400 tỷ USD có quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn hàng đầu thế giới.

Trung Quốc là quốc gia có nhiều công nghệ hiện đại nhất thế giới trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.  Do đó, Trung Quốc đã đầu tư vào Iran và xây dựng tuyến đường sắt trị giá 400 tỷ USD.

Iran nằm ở Tây Nam Á, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran được biết đến là nước có trữ lượng mỏ khí đốt dồi dào. Trữ lượng khí đốt tự nhiên của Iran chiếm 16% tổng trữ lượng thế giới, nằm trên các hồ chứa khí mỏ lớn ở vịnh Ba Tư. Khoảng 136,2 tỷ thùng đang có tại quốc gia này, chiếm hơn 10% lượng dầu của thế giới. Tài nguyên thiên nhiên của Iran được định giá gần 27,3 nghìn tỷ USD.

Đặc biệt, Iran có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới, sau Ả rập Xê – út và Venezuela. Iran là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai OPEC và chiếm 10% trữ lượng dầu thế giới, song nước này phải phụ thuộc lớn vào nguồn xăng nhập khẩu.

Trên thực tế, Iran là nước sản xuất dầu thô lớn thứ 4 trên thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc hiện có nhu cầu dầu thô lớn hàng đầu thế giới. Hiện nay, gần 60% lượng dầu thô của Trung Quốc cần phải nhập khẩu và Iran là nhà cung cấp lớn nhất.

Quan trọng hơn, Trung Quốc và Iran đã ký "Kế hoạch hợp tác toàn diện Trung Quốc - Iran, kế hoạch này có lộ trình và kế hoạch hành động toàn diện, kéo dài 25 năm. Hợp tác giữa Iran và Trung Quốc được tập trung trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học và công nghệ.

Trong nhiều năm tới, Trung Quốc sẽ rót tiền đầu tư lớn vào Iran. Chỉ riêng trong các ngành công nghiệp dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và hóa dầu, Trung Quốc sẽ đầu tư tổng cộng khoảng 280 tỷ USD trong 5 năm.

Trong lĩnh vực giao thông và cơ sở hạ tầng của Iran, Trung Quốc sẽ cũng sẽ rót một khoản tiền lớn để đầu tư. Với khoản đầu tư 400 tỷ USD xây dựng tuyến đường sắt đã mang lại sự phát triển cho Iran. Cùng với đó, Trung Quốc sẽ được hưởng nguồn cung cấp dầu thô bền vững trong 25 năm và cũng sẽ được hưởng chiết khấu đáng kể khi mua dầu, khí đốt tự nhiên và các sản phẩm hóa dầu.

Về công nghệ xây dựng hệ thống đường sắt thông minh cho Iran, Trung Quốc đã ứng dụng các công nghệ thế hệ mới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ điều hướng, 5G, công nghệ BIM để mã hóa thông tin trong quá trình thi công và hệ thống vận hành, bảo trì thông minh độc quyền.

Hệ thống đường sắt cao tốc thông minh này được điều khiển bởi dữ liệu lớn. Nhờ trí tuệ nhân tạo AI, hệ thống sẽ trích xuất các nguồn dữ liệu khác nhau để đảm bảo quá trình vận hành trơn tru.

Hệ thống xây dựng thông minh kết hợp với hàng trăm máy móc xây dựng và hàng nghìn phương tiện để thi công , từ quy trình thiết kế, xây dựng, giám sát và đo lường. Trong đó, Trung Quốc sử dụng công nghệ bí mật để truyền và chia sẻ dữ liệu giữa nhiều nền tảng để tránh bị rò rỉ thông tin.

Theo đó, việc xây dựng đường sắt đã áp dụng một bộ công nghệ thông minh hoàn chỉnh từ sản xuất, xây dựng đến thi công. Các đoạn đường ray đều được đúc sẵn tại nhà máy.

Trong quá trình xây dựng, hệ thống quản lý xây dựng đường sắt dựa trên công nghệ BIM đã được sử dụng để thiết lập hệ thống mã hóa quá trình thi công tại công trường. Công nghệ này giúp làm giảm ô nhiễm môi trường trên công trường và nâng cao hiệu quả thi công. Đồng thời, công nghệ này giúp chất lượng của toàn bộ quá trình thi công được kiểm soát hiệu quả.

Cùng với đó, chiến lược tiết kiệm năng lượng thông minh được áp dụng có thể tiết kiệm năng lượng dùng để chiếu sáng. Ngoài ra, hệ thống vận hành và bảo trì thông minh cơ sở hạ tầng được áp dụng giúp nâng cao hiệu quả vận hành và bảo trì, từ đó giảm chi phí vận hành, bảo trì.

Hơn nữa, với sự phát triển của công nghệ 5G, những ưu điểm của 5G như băng thông lớn, độ trễ thấp, kết nối rộng được thể hiện đầy đủ trong việc xây dựng và vận hành đường sắt. Cùng với đó, việc sử dụng mạng vệ tinh để tạo ra mạng phủ sóng liền mạch tích hợp trên không nhằm đảm bảo truyền dữ liệu quan trọng liên tục và không bị gián đoạn trong suốt quá trình thi công, vận hành.

Minh Tiến

Nhịp sống thị trường

Link bài gốc Lấy link! https://markettimes.vn/nuoc-cung-cap-dau-tho-lon-nhat-cho-trung-quoc-duoc-trung-quoc-dung-cong-nghe-khung-xay-mien-phi-cong-trinh-400-ty-usd-39577.html

 
 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội