A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cách Nga sẽ phản ứng với phương Tây về trần giá dầu

Nga đang cân nhắc 3 phương án để đáp trả việc áp trần giá dầu của các nước phương Tây.

Cách Nga sẽ phản ứng với phương Tây về trần giá dầu

Nga đang xem xét 3 cách thức để đáp trả trần giá dầu của phương Tây. Ảnh: AFP

Nếu phương Tây áp mức giá trần với Nga, thì Mátxcơva sẽ hạn chế mức chiết khấu trần. Đây là cách mà Nga có thể đáp trả các nước phát triển trước việc đưa ra mức giá trần đối với dầu của Nga. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những lựa chọn.

Vài tháng trước, các nước G7 (Mỹ, Anh, Đức, Italia, Canada, Pháp, Nhật Bản), cũng như Australia và Liên minh Châu Âu (EU) đã ký một thỏa thuận về giới hạn giá trần đối với dầu do Nga cung cấp bằng đường biển. Nhưng trong suốt một thời gian rất dài, họ không thể thống nhất cụ thể mức giá trần này là bao nhiêu.

Cho đến tận gần đây, các nước mới tìm cách đi đến một mẫu số chung: Giới hạn giá trần đối với dầu của Nga được đặt ở mức 60 USD/thùng.

Từ ngày 5.12, các công ty từ các quốc gia này bị cấm: Mua dầu của Nga với giá cao hơn 60 USD/thùng; Vận chuyển dầu mỏ bán với giá cao hơn mức quy định từ Liên bang Nga (kể cả chở sang nước thứ ba); Tiến hành bảo dưỡng tàu chở dầu, cũng như bảo hiểm việc vận chuyển dầu của Nga nếu nó được bán với giá cao hơn mức giới hạn (thậm chí cho nước thứ ba).

Chính phủ Nga ngay lập tức chuẩn bị ba phương án đáp trả. Tuy nhiên, chúng vẫn đang được thảo luận.

Một là, cấm hoàn toàn việc bán dầu cho các quốc gia ủng hộ các hạn chế, ngay cả khi họ mua dầu của Nga qua trung gian.

Hai là, cấm xuất khẩu theo hợp đồng với các điều kiện "giá trần". Nói cách khác, nếu một công ty của Nga cố tình bán dầu theo tất cả các điều kiện của mức trần, thì lượng dầu đó sẽ không được phép tung ra thị trường quốc tế.

Ba là, ấn định mức chiết khấu tối đa để dầu của Nga có thể được phép bán. Nếu mức chiết khấu cao hơn mức cố định, việc bán dầu sẽ bị cấm.

Phương Tây áp trần giá dầu của Nga ở mức 60 USD/thùng. Ảnh: AFP

Phương Tây áp trần giá dầu của Nga ở mức 60 USD/thùng. Ảnh: AFP

Phương án nào tốt hơn cho Nga?

Đối với các công ty cung cấp thì phương án 2 là tối ưu. Còn đối với nhà nước Nga thì kịch bản đầu tiên là thích hợp hơn để thể hiện sức nặng chính trị của nó.

Nhưng trên thực tế, cả ba phương án đều có thể được áp dụng - Igor Yushkov, nhà phân tích hàng đầu tại Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia, chuyên gia tại Đại học Tài chính - cho biết.

Igor Yushkov lập luận, có một cách khác để đáp trả phương Tây... Nhưng lần này là ở phương Đông - khi đối mặt với Nhật Bản, quốc gia đã tham gia vào mức giá trần. Nhật giữ quyền mua dầu thông qua đường ống Sakhalin-2 với giá thị trường.

Chuyên gia Yushkov đề xuất cấm giao hàng này. "Đây là sự thể hiện bước đi chính trị, và về kinh tế cũng sẽ không ảnh hưởng đến Nga, vì số lượng nhỏ và chúng có thể được gắn vào thị trường Trung Quốc" - Igor Yushkov nói.

Lượng dầu dư thừa sẽ giải quyết ra sao?

Nga đã tìm thấy các lựa chọn cho các thị trường bán hàng mới, một trong số đó là hướng Nam Á gồm Trung Quốc, Ấn Độ - Alexei Belogoriev, phó giám đốc Viện Năng lượng và Tài chính, cho biết.

Nhưng các thị trường này không phải là vô hạn và đã gần đạt đến khối lượng nhập khẩu tối đa từ Nga. Nga cần làm việc với các quốc gia khác, nhỏ hơn. Nhưng nói chung, toàn bộ khối lượng mà Nga đã mất ở Châu Âu (khoảng 700.000 thùng mỗi ngày) sẽ không được bù đắp nhanh chóng. Nhiệm vụ không hề dễ dàng, nhưng vẫn có thể giải quyết được.

Ngân sách của Nga có bị tổn thương?

Năm tới tình hình sẽ kém thuận lợi hơn, vì dầu đang trở nên rẻ hơn, và không chỉ riêng dầu của Nga. Trong sáu tháng tới, giá dầu dự kiến sẽ không tăng - Alexei Zubets, giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội của Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga, cho biết.

Nền kinh tế của các nước phát triển dự kiến ​​sẽ suy giảm, ở các nước còn lại, sự phát triển cũng chậm lại. Dầu sẽ cần ít hơn so với trước đây. Điều này sẽ có tác động gián tiếp đến ngân sách Nga. Bộ Tài chính sẽ phải vay nhiều hơn, thu hút các khoản vay trên thị trường nội địa Nga. Nhưng theo Alexei Zubets, Bộ Tài chính Nga có khả năng đối phó được với việc này.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội