A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyển đổi số ngành F&B, rào cản nào khiến doanh nghiệp còn ngần ngại?

Trên thực tế, chuyển đổi số không phức tạp và tốn kém như nhiều người nghĩ. Nếu biết khai thác hiệu quả, chưa đến 6 tháng, doanh nghiệp đã có thể là bù đắp được chi phí đầu tư và tạo ra sự chuyển biến tích cực trong doanh thu, lợi nhuận.

 

Chuyển đổi số ngành F&B, rào cản nào khiến doanh nghiệp còn ngần ngại?

Trên thực tế, chuyển đổi số không phức tạp và tốn kém như nhiều người nghĩ. Nếu biết khai thác hiệu quả, chưa đến 6 tháng, doanh nghiệp đã có thể là bù đắp được chi phí đầu tư và tạo ra sự chuyển biến tích cực trong doanh thu, lợi nhuận.

Năm năm trở lại đây, chuyển đổi số trở thành từ khóa phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, từ công nghệ, bán lẻ đến sản xuất, F&B, từ SMEs đến tập đoàn lớn. Đặc biệt, ngành F&B đã trải qua cuộc "thay da đổi thịt" khi có sự tham gia của các ứng dụng gọi đồ ăn như Grab, Gojek, ShopeeFood,... Không chỉ tạo nên thói quen, hành vi mới cho người tiêu dùng, một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp F&B cũng từ đó mà hình thành. Theo thống kê của iPOS.vn, quy mô thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam năm 2022 đạt 29.900 tỷ đồng, có khoảng 12,23 triệu người đã đặt giao đồ ăn qua các nền tảng trực tuyến, tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng hằng năm đạt 17,5%.

Mặt khác, dòng chảy nhanh chóng của thị trường cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng với xu hướng phát triển chung và duy trì lợi thế cạnh tranh. Câu chuyện vận hành tại cửa hàng không còn đơn thuần là quá trình khách gọi món - trả tiền - quán phục vụ món mà còn làm sao tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt, quản lý hiệu quả đơn hàng offline và online, làm sao quản trị dữ liệu, nhân sự, nâng cao hiệu suất,... Đây cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp F&B tham gia vào hành trình chuyển đổi số, bước đầu là sử dụng phần mềm bán hàng, xa hơn là việc quản lý toàn diện, hiệu quả.

Chuyển đổi số ngành F&B có đắt đỏ như lời đồn?

Cũng nhờ có công nghệ, hành trình đi tìm lời giải cho các bài toán trên không phải là câu chuyện quá thách thức. Tuy nhiên thực tế, vẫn còn một số doanh nghiệp chần chừ với việc ứng dụng công nghệ. Trong đó, chủ yếu là hộ gia đình, mô hình vỉa hè, mô hình có chủ quán là người lớn tuổi vốn đã quen với cách quản lý "chạy bằng cơm", ngại thay đổi. Một nỗi lo sợ khác đến từ quan niệm cho rằng chi phí sử dụng các ứng dụng chuyển đổi số khá đắt đỏ.

Theo ông Trần Xuân Trung - Giám đốc Kinh doanh miền Bắc iPOS.vn, vốn đầu tư cho chuyển đổi số trong doanh nghiệp F&B không cao như nhiều người vẫn suy nghĩ, tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng cũng như các mức đầu tư ban đầu. Nếu biết khai thác hiệu quả, chưa đến 6 tháng, doanh nghiệp đã có thể là bù đắp được chi phí đầu tư liên quan tới chuyển đổi số. Trong khi đó, chuyển đổi số có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đáng kể cho doanh nghiệp: giải phóng sức lao động cho nhân viên và chủ quán khi loại bỏ được các công việc thủ công; hạn chế thất thoát; đưa ra quyết định chính xác dựa trên số liệu, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.

Thấu hiểu "nỗi đau" của doanh nghiệp, hệ sinh thái iPOS.vn đang cung cấp cho khách hàng các giải pháp phù hợp với mọi mô hình kinh doanh F&B tại Việt Nam, từ nhỏ tới lớn.

Chuyển đổi số ngành F&B, rào cản nào khiến doanh nghiệp còn ngần ngại? - Ảnh 1.

Thiết bị order cầm tay của iPOS.vn dành cho mô hình kiosk

Cụ thể, đối với mô hình nhỏ, xe đẩy vỉa hè, thiết bị máy cầm tay, tích hợp máy in hóa đơn mua hàng cùng phần mềm của iPOS.vn giúp kiểm soát đơn hàng và doanh thu một cách chính xác, nhanh chóng.

Đối với nhà hàng, quán cà phê quy mô vừa cũng tương tự, tuy nhiên được tinh chỉnh cho phù hợp với từng quy mô và nhu cầu. Ngoài ra, iPOS.vn còn cung cấp các giải pháp quản trị vận hành chuyên nghiệp như: phần mềm quản lý tồn kho (iPOS Inventory) giúp kiểm soát khối lượng nguyên vật liệu chuyên biệt ngành F&B, phần mềm quản lý khách hàng (iPOS CRM) giúp quản lý dữ liệu khách hàng thân thiết, tạo chương trình khuyến mại và chăm sóc khách hàng, hay giải pháp tạo website bán hàng trực tuyến (iPOS WebOrder),...

Đối với các mô hình lớn, iPOS.vn khuyến nghị giải pháp tổng thể, tập trung vào bốn khu vực vận hành chính: khu vực bán hàng offline, khu vực bán hàng online, bộ phận điều hành và quản lý, cùng các giải pháp kết nối với bên thứ ba. Điều đặc biệt, hệ sinh thái của iPOS.vn trang bị đầy đủ các ứng dụng cần thiết, liên kết với nhau. Từ đó, đảm bảo tính xuyên suốt, nhanh chóng, hiệu quả của dữ liệu.

Câu chuyện về chuyển đổi số thành công, nhà hàng Cơm Lệ có thể là một điển hình. Năm 2021, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến căng thẳng, ngoài phần mềm quản lý bán hàng, Cơm Lệ đã quyết định chuyển đổi số 100%: bỏ menu giấy, thay vào đó là sử dụng menu điện tử của iPOS.vn bằng việc quét mã QR được gắn tại bàn. Khách hàng có thể gọi món, gọi nhân viên phục vụ hay để lại đánh giá trên đường trên đường link menu điện tử này.

Chuyển đổi số ngành F&B, rào cản nào khiến doanh nghiệp còn ngần ngại? - Ảnh 2.

Giải pháp order bằng mã QR tại nhà hàng Cơm Lệ

Không chỉ hạn chế tiếp xúc, những sự thay đổi này đã giúp Cơm Lệ tiết kiệm chi phí nhân sự, chi phí in ấn, linh hoạt cập nhật menu, đồng thời tạo ra trải nghiệm mới lạ và tiện lợi cho thực khách. Đến nay, dù đại dịch Covid-19 đã đi qua, Cơm Lệ vẫn tiếp tục duy trì các giải pháp chuyển đổi số như một phần không thể thiếu trong quá trình vận hành của doanh nghiệp.

iPOS.vn là giải pháp quản lý F&B toàn diện, phù hợp mọi mô hình kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam. Khám phá bộ giải pháp công nghệ qua không gian thực tế ảo tại đây: https://ipos.vn/khong-gian-gioi-thieu-san-pham/

Ánh Dương

Tổ Quốc

Link bài gốc Lấy link! https://toquoc.vn/chuyen-doi-so-nganh-fb-rao-can-nao-khien-doanh-nghiep-con-ngan-ngai-20230905113115308.htm

 
 
 
 

 

 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội