Vì sao trong ba ngày có tới hai phiên điều chỉnh giá xăng dầu?
Theo quy định của nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, ngày 3-1 sẽ là kỳ điều hành giá xăng dầu, trong khi ngày 1-1 trước đó giá xăng dầu cũng đã được điều chỉnh. Vậy tại sao chỉ trong ba ngày đầu năm, giá xăng dầu được điều chỉnh hai lần?
Theo quy định của nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, ngày 3-1 sẽ là kỳ điều hành giá xăng dầu, trong khi ngày 1-1 trước đó giá xăng dầu cũng đã được điều chỉnh. Vậy tại sao chỉ trong ba ngày đầu năm, giá xăng dầu được điều chỉnh hai lần?
- 01-01-2023 Xăng dầu đồng loạt tăng giá, có loại tăng 1.100 đồng/lít
- 28-12-2022 Một năm đau đầu của các app gọi xe, giao hàng: tăng trưởng sau đại dịch nhưng...
- 24-12-2022 Các hãng taxi “dễ thở” vì giá xăng giảm
Bộ Công Thương sẽ điều hành giá xăng dầu ngày 3-1 - Ảnh: NGỌC HIỂN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Bộ Công Thương xác nhận ngày 3-1 sẽ điều hành giá. Trong khi đó, việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu ngày 1-1 vừa qua là để thực hiện theo quy định về việc điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1-1-2023.
Như vậy, việc phải thực hiện hai lần điều chỉnh giá xăng dầu là theo các quy định khác nhau về quy định thuế bảo vệ môi trường và nghị định về kinh doanh xăng dầu.
Cụ thể, phiên điều chỉnh giá ngày đầu năm 1-1-2023 được thực hiện theo nghị quyết số 30-2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn để thay thế cho nghị quyết số 20 trước đó. Nghị quyết này được áp dụng từ ngày 1-1 đến hết năm 2023.
Trong đó, theo nghị quyết mới thì mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đều tăng. Chỉ riêng mặt hàng nhiên liệu bay giữ mức như hiện hành là 1.000 đồng/lít. Cụ thể, mức thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với mặt hàng xăng, trừ etanol là 2.000 đồng/lít, tăng 1.000 đồng/lít so với mức hiện hành; dầu diesel là 1.000 đồng/lít, tăng 500 đồng/lít so với hiện hành.
Dầu hỏa là 600 đồng/lít (tăng 300 đồng/lít so với hiện hành), dầu mazut là 1.000 đồng/lít (tăng 700 đồng/lít so với hiện hành), dầu nhờn là 1.000 đồng/lít (tăng 700 đồng/lít so với hiện hành), mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg (tăng 700 đồng/kg so với hiện hành).
Ngày 31-12-2022, Bộ Tài chính cũng đã có công văn gửi Bộ Công Thương về việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn, nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ khi triển khai nghị quyết.
Đặc biệt, Bộ Công Thương cần chỉ đạo, giám sát các thương nhân kinh doanh xăng dầu triển khai điều chỉnh giá bán xăng dầu tương ứng với điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường.
Như vậy, phiên tăng giá xăng dầu ngày đầu năm là thực hiện điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường trong giá xăng, dầu, mỡ nhờn. Việc thực hiện điều chỉnh giá này khác so với quy định điều hành giá được thực hiện theo nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu.
Cụ thể, theo nghị định 95, thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày 1, 11 và 21 hằng tháng. Đối với các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước, thời gian điều hành được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ. Đối với kỳ điều hành trùng vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian điều hành được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo.
Kỳ điều hành giá được ấn định vào ngày 1-1 nhưng do rơi vào kỳ nghỉ lễ Tết dương lịch nên sẽ được lùi lại vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, lễ. Như vậy, kỳ điều hành giá ngày 1-1 vừa qua được lùi lại vào ngày mai (3-1) theo đúng quy định.
Với diễn biến giá xăng dầu hiện nay, kỳ điều hành giá ngày 3-1 dự kiến sẽ tiếp tục tăng ở tất cả mặt hàng. Theo các thương nhân kinh doanh xăng dầu, hiện nay chênh lệch giá xăng dầu với giá bán lẻ đối với mặt hàng xăng là khoảng 1.000 đồng/lít, các mặt hàng dầu là khoảng 800 đồng/lít.
Trước đó, một thương nhân kinh doanh xăng dầu chia sẻ với Tuổi Trẻ Online việc tiếp cận nguồn cung, đặc biệt với mặt hàng dầu đặc biệt khó khăn, không thể mua được hàng. Mức chiết khấu tại kho K133 là 130 đồng với xăng, dầu chiết khấu âm 50 đồng, mà đều "nguồn hạn chế". Như vậy, khi nhập được hàng về thương nhân kinh doanh đã lỗ tiền vận chuyển, chi phí quản lý…
Trước đó, ngày 31-12-2022, Bộ Công Thương đã có công điện khẩn gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), các thương nhân đầu mối về việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường.
Trong đó, bộ yêu cầu PVN chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu tăng công suất ở mức tối đa, sử dụng nguồn dự trữ bù đắp lượng thiếu hụt; các thương nhân đầu mối chủ động tìm kiếm nguồn, tăng cường nhập khẩu theo đúng hạn ngạch phân giao.
Theo Ngọc Hiển
Tuổi Trẻ