A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tháng 1/2021, giá thịt lợn trên cả nước có xu hướng tăng trở lại

Sáng ngày 27/1, “Phiên chợ Tết xanh - Quà Việt xuân Nhâm Dần” chính thức khai mạc tại Văn phòng Trung tâm Dịch vụ Thương mại Nông nghiệp phía Nam, số 135A Pasteur (quận 3, TP. Hồ Chí Minh).

Giá lợn hơi hôm nay (28/1) tại miền Bắc dao động quanh mốc 58.000 đồng/kg; tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 56.000 - 58.000 đồng/kg; giá lợn hơi khu vực miền Nam đang dao động trong khoảng 54.000 - 57.000 đồng/kg và ghi nhận mức tăng giá nhẹ tại một số địa phương. Giá thịt lợn mát Meat Deli hôm nay (28/1) hiện giữ trong khoảng 129.900 - 189.900 đồng/kg, còn giá thịt lợn tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền tiếp tục không xuất hiện điều chỉnh so với ngày hôm trước và đang bán trong khoảng 63.000 - 166.000 đồng/kg.

Tại chợ Gốc Đề ngày thường phải có đến hàng chục phản thịt lợn, tuy nhiên, trong ngày hôm nay (mùng 3 Tết Tân Sửu) chỉ có 2 phản thịt được tiểu thương bày bán. Giá thịt lợn hôm nay khoảng 180.000 - 200.000 đồng/kg tùy loại.
Người dân mua thịt lợn tại chợ Gốc Đề (đường Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Tại các chợ dân sinh như Kim Liên, Hoàng Mai, Thành Công,... giá thịt lợn phổ biến ở mức 100.000 đồng đến 1400.000 đồng/kg tùy loại, tăng từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng/kg. Nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết tăng cao, đặc biệt là các mặt hàng để có gói giò xào như tai, mũi, nhiều gia đình gói bánh chưng, hay nhiều doanh nghiệp và cơ sở chế biến thực phẩm tăng cường thu mua lợn để chế biến các sản phẩm phục vụ thị trường Tết, nhất là làm lạp xưởng, giò lụa… là yếu tố chính khiến giá thịt lợn tăng giá những ngày cận Tết

Dự báo, tiêu thụ thịt lợn trong dịp Tết Nguyên đán năm nay có thể sẽ tăng từ 10% đến 12% so với các tháng, nhưng có thể không cao như mọi năm do thu nhập của người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, tổng đàn lợn cả nước tính đến hết năm 2021 đạt khoảng 28 triệu con, cao hơn khoảng 6% so với năm 2020. Năm 2021, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 4.180,2 nghìn tấn, tăng 3,6% (riêng quý IV/2021 ước đạt 1.124,4 nghìn tấn, tăng 0,2%). Do đó, sẽ không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng trong dịp Tết.

Năm 2022, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân tăng 4-5%; sản lượng thịt các loại đạt khoảng 6,44 triệu tấn, tăng khoảng 4% so với năm 2021. Trong đó, thịt lợn đạt khoảng 3,95 triệu tấn, tăng 3,6%. Tuy nhiên, dự báo chăn nuôi vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức do dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2021 tác động kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi năm 2022. Chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao.

Ngoài ra, vấn đề toàn cầu hóa về thị trường, việc hội nhập sâu rộng của nước ta với thế giới trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương với các nước, khối, khu vực trên thế giới, nhất là hiệp định CPTPP và EVFTA, hoạt động sản xuất và sản phẩm chăn nuôi mở ra nhiều cơ hội tiếp cận với thế giới đồng thời phải đối mặt với việc ngày càng gia tăng áp lực về thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Cạnh tranh ngày càng lớn về giá, về chất lượng, đa dạng sản phẩm trước bối cảnh sản phẩm chăn nuôi của Hoa Kỳ và châu Âu xuất khẩu vào thị trường Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội