A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Loại củ ở Hàn Quốc quý như nhân sâm, về chợ Việt Nam chỉ có giá vài chục nghìn

Củ sen có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng muốn tốt nhất thì phải chú ý những điều sau.

 

Loại củ ở Hàn Quốc quý như nhân sâm, về chợ Việt Nam chỉ có giá vài chục nghìn

Tại Hàn Quốc, người dân xem củ sen như một biểu tượng của sự sinh sản, phát triển nên củ sen thường xuyên có mặt trong các bữa ăn. Người dân xứ kim chi ngâm củ sen uống giống như một loại nhân sâm của đất trời để tăng cường sức khỏe cơ thể.

Ở Việt Nam, củ sen không phải cái tên quá xa lạ. Loại củ này đang được bày bán tràn ngập trên thị trường với giá từ chỉ từ 50.000-80.000 đồng/kg và trở thành món ăn yêu thích của các bà nội trợ.

Củ sen trong Đông y mang tên là liên ngẫu, chính là phần rễ của cây sen nằm phía dưới lớp bùn. Chúng thường được dùng làm nguyên liệu trong các phương thuốc chữa bệnh, cũng như làm gia vị cho các món ăn. Trên thế giới, củ sen được xem như là loại thực phẩm mang lại may mắn và có nhiều công dụng với sức khỏe.

Trong văn hóa Trung Quốc, củ sen là phương pháp tự nhiên giúp thanh lọc cơ thể. Họ thường xuyên ăn củ sen với thịt heo vào đầu năm để cầu may mắn và xóa bỏ những xui xẻo của năm cũ. Với người Nhật, củ sen được xem như món ăn cầu vận may, thông qua những chiếc lỗ rỗng có thể tìm thấy ánh sáng của tương lai.

Theo Ayana Habtemariam – chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Bang Morgan (Mỹ), củ sen chứa nhiều vitamin và chất xơ lành mạnh. Đặc biệt nó không chứa chất béo là cholesterol nên vô cùng an toàn với sức khỏe. Sau đây là một số công dụng của củ sen mà bạn nên biết để bổ sung vào thực đơn ngay.

1. Giàu vitamin C

Một trong những đặc trưng của củ sen chính là giàu vitamin C, chỉ 100gr củ sen đã chiếm đến 73% nhu cầu vitamin C cơ thể cần hàng ngày. Ngoài ra vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do và ngăn ngừa khởi phát các chứng bệnh nguy hiểm như bệnh tim và ung thư.

2. Kích thích cơ thể sản sinh collagen

Nhờ lượng vitamin C dồi dào mà củ sen có thể giúp cơ thể sản sinh thêm collagen – một chất giúp da luôn trẻ trung và căng tràn. Da được cung cấp collagen sẽ bảo vệ khỏi các tổn thương do lão hóa và tia cực tím gây ra, đồng thời giảm các dấu hiệu tăng sắc tố (nám, tàn nhang…) và sự đổi màu của da.

Loại củ ở Hàn Quốc quý như nhân sâm, về chợ Việt Nam chỉ có giá vài chục nghìn - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

3. Tăng cường sức khỏe não bộ

Củ sen chứa nhiều đồng giúp thúc đẩy mức năng lượng trong cơ thể, củng cố xương khớp, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng cường sức khỏe não bộ bằng cách kích hoạt chức năng của hệ thần kinh. Thêm vào đó, một lượng lớn chất polyphenolic còn giúp cải thiện nhận thức và ngăn ngừa thoái hóa thần kinh, ngừa bệnh Alzheimer.

4. Ngăn ngừa tăng cân, hỗ trợ tiêu hóa

Nhờ lượng chất xơ dồi dào nên củ sen có thể hỗ trợ tiêu hóa, giảm các vấn đề như khó tiêu hoặc táo bón. Đặc biệt hơn cả, một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng và Chuyển hóa cho thấy, củ sen còn tạo cảm giác no lâu khi ăn vào. Nhờ vậy mà làm giảm cơn thèm ăn và ngăn ngừa tăng cân.

5. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Ayana cho biết, kali trong củ sen chịu trách nhiệm đảm bảo nhịp tim luôn ổn định. Khi đi vào cơ thể, kali sẽ kết hợp với các khoáng chất khác như magie và canxi giúp ngăn chặn sự tích tụ chất lỏng trong tế bào. Chính vì vậy mà củ sen có thể làm giảm mức huyết áp và các vấn đề tim mạch như lưu thông máu kém, tim đập nhanh…

Tuy nhiên, cũng như phần lớn các loại thực phẩm khác, củ sen khi ăn cũng có một số điều cấm kỵ cần phải lưu ý để tránh, nếu không nó có thể phản tác dụng, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Lưu ý khi sử dụng củ sen

1. Người tỳ vị hư nhược, lạnh bụng, tiêu chảy không nên ăn củ sen sống

Củ sen sống là một loại thực phẩm có tính lạnh, vì vậy đối với những người có cơ địa nóng thì ăn củ sen sống là một lựa chọn tốt. Nhưng những người tỳ vị hư hàn, người bị lạnh bụng sẽ khó tiêu hóa hơn và dễ làm bệnh cảm nặng thêm nếu ăn củ sen sống.

Loại củ ở Hàn Quốc quý như nhân sâm, về chợ Việt Nam chỉ có giá vài chục nghìn - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

2. Không thích hợp nấu củ sen trong nồi sắt

Trong củ sen có chứa nhiều chất sắt có tác dụng bồi bổ khí huyết rất tốt.

Tuy nhiên, khi làm củ sen, bạn không nên dùng nồi sắt, vì như vậy củ sen sẽ bị đen, trông không đẹp mắt và ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Do đó, bạn nên dùng chậu sứ hoặc nồi inox để chưng củ sen là tốt nhất.

3. Không kết hợp củ sen với đậu tương

Đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng, vừa giàu chất đạm, vừa chứa rất nhiều chất sắt, vì vậy đậu nành không được ăn cùng với củ sen. Do củ sen có chứa nhiều chất xơ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt từ đậu nành.

4. Không kết hợp củ sen với gan động vật

Trong củ sen có chứa chất xơ, axit aldehyde trong chất xơ có thể tạo thành hỗn hợp sắt - đồng - kẽm làm cơ thể con người giảm hấp thu các nguyên tố vi lượng trong gan động vật.

Vì vậy, nếu bạn muốn nấu canh củ sen thì nên ăn kèm với sườn hoặc thịt thái mỏng, không nên dùng gan động vật. Mặc dù củ sen trong món canh nội tạng rất ngon nhưng lại ít dinh dưỡng hơn rất nhiều.

Theo Sohu, Healthline

 

Thùy Anh

Trí thức trẻ


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội