A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá dầu cao nhất từ đầu năm 2023

Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung thắt chặt và khả năng tăng trưởng kinh tế giảm tốc.

avatar1694745317515-1694745317664798324141-0-74-332-605-crop-169474534311380567727.jpg (250×157)

Kết phiên giao dịch ngày 14/9, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,82 USD (1,98%) lên 93,7 USD/thùng, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 11/2022 là 93,89 USD/thùng.

Trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,64 USD (1,85%), lên 90,16 USD/thùng, đánh dấu lần đầu tiên đóng cửa phiên trên ngưỡng 90 USD/thùng kể từ tháng 11/2022.

Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong năm do kỳ vọng về nguồn cung thắt chặt hơn lấn át sự gia tăng lượng dầu thô dự trữ của Mỹ và những lo lắng về khả năng tăng trưởng kinh tế yếu hơn.

Trước đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố báo cáo cho rằng việc Saudi Arabia và Nga gia hạn các chương trình cắt giảm nguồn cung sẽ khiến thị trường dầu thiếu hụt đến hết quý IV. Sau đó dầu có thời gian giảm giá ngắn trước số liệu cho thấy lượng dầu dự trữ của Mỹ bất ngờ tăng lên.

Dennis Kissler, Phó Chủ tịch cấp cao của công ty BOK Financial, cho biết các quỹ phòng hộ vẫn đang mua dầu kỳ hạn trong 2 - 3 tuần qua khi các yếu tố nền tảng của thị trường này đang tốt lên, với nhu cầu cả xăng và dầu diesel đều tăng cao.

Một ngày trước khi IEA đưa ra báo cáo trên, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã cập nhật dự báo nhu cầu dầu, trong đó chỉ ra thị trường dầu sẽ bị thiếu hụt nguồn cung trong thời gian còn lại của năm nay nếu các nước vẫn duy trì cắt giảm sản lượng.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nâng lãi suất lên mức cao kỷ lục, nhưng phát đi tín hiệu rằng đây có thể là lần tăng lãi suất cuối cùng để kiềm chế lạm phát.

Với mức tăng 25 điểm cơ bản, lãi suất ECB trả cho tiền gửi ngân hàng đã lên 4% - mức cao nhất kể từ khi đồng Euro ra mắt năm 1999. Đây là lần tăng lãi suất cơ bản thứ 10 liên tiếp của ECB.

Hiện giới đầu tư đang dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần tới là 97%, theo công cụ FedWatch của CME.

Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC - ngân hàng trung ương) cho biết sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng thương mại lần thứ hai trong năm nay để tăng cường thanh khoản và hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế.

Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới và đà phục hồi yếu ớt của nước này đang khiến thị trường lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu.

Tuần trước, Saudi Arabia và Nga tuyên bố sẽ gia hạn cắt giảm nguồn cung tổng cộng 1,3 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay. Động thái này khiến giá dầu Brent lần đầu tiên đạt mốc 90 USD/thùng sau 10 tháng.

Các chuyên gia phân tích của Ngân hàng Bank of America (Mỹ) cho rằng, việc tiếp tục cắt giảm nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đồng minh (OPEC+) có thể đẩy giá dầu Brent vượt ngưỡng 100 USD/thùng vào cuối năm nay.

Theo PV

VTV.VN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội