Tại sao tích hợp API lại quan trọng với các ngân hàng?
Các Ngân hàng truyền thống gặp khó khăn khi cần cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt, đa dạng hơn cho khách hàng trong quá trình chuyển đổi số .
Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp Fintech có cơ hội giành thị phần bởi vì họ có khả năng cải tiến liên tục sản phẩm, dịch vụ, bao gồm các dịch vụ cho Ngân hàng từ cơ bản đến phức tạp.
Các Ngân hàng sẽ mất một lượng lớn khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh nếu không kịp thay đổi. Việc hợp tác với bên thứ ba là giải pháp tốt nhất cho Ngân hàng và API xuất hiện để thực hiện việc này.
API là gì?
API (Application Programming Interface) - Giao diện lập trình ứng dụng mô tả các phím tắt kết nối các chương trình phần mềm và cho phép các nhà phát triển tạo các ứng dụng mới.
Trong thuật ngữ ngân hàng, API cho phép hệ thống công nghệ của Ngân hàng đồng bộ và tương tác với các ứng dụng của bên thứ ba và ngược lại, nhằm tạo ra các sản phẩm Ngân hàng mới và nâng cao hiệu quả hoạt động một cách nhanh chóng. Cuối cùng, cả Ngân hàng và bên thứ ba đều được hưởng lợi từ việc gia tăng khả năng và tính năng bổ sung mà họ không thể tự phát triển.
Ngày càng nhiều tổ chức tài chính nghiên cứu API để triển khai hệ thống Ngân hàng mở (Open Banking) để tạo nền tảng chuyển đổi số. Về mặt kỹ thuật, việc áp dụng API không làm thay đổi kiến trúc Ngân hàng lõi (core banking). Mặt khác, API có khả năng tăng cường quản lý dữ liệu, điều phối ngân hàng nội bộ, tích hợp với ứng dụng của đối tác, v.v., để mang lại thành công lâu dài.
Tại sao API Banking lại quan trọng đối với các Ngân hàng trong việc chuyển đổi số?
Trong kiến trúc cơ bản của Ngân hàng, API giúp việc kết nối dịch và nền tảng số hóa được trở nên nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời tuân thủ những quy tắc, giảm thiểu đáng kể chi phí, khối lượng công việc cho Ngân hàng.
Nhưng để khai thác tiềm năng và triển khai một cách triệt để API Banking, các Ngân hàng cần nhận thức và nắm bắt những lợi thế của API thuê ngoài, bao gồm:
Một là, tính linh hoạt cho phép các nhà phát triển phần mềm tự do thêm các tính năng mới trên nền tảng Ngân hàng, bổ sung tiện ích và cải tiến quy trình làm việc nội bộ.
Hai là, khả năng cung cấp đa dạng dịch vụ hiện đại được tích hợp vào một ứng dụng khách hàng như giao dịch thời gian thực, quản lý tài chính cá nhân, truy cập đa kênh liền mạch và cá nhân hóa, do đó cải tiến trải nghiệm kỹ thuật số của khách hàng.
Ba là, khả năng nhận và xử lý dữ liệu được chia sẻ từ bên thứ ba để phân tích người dùng toàn diện hơn và cung cấp thông tin chi tiết về thị trường, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
Và bốn là, khả năng đẩy nhanh sự phát triển của công nghệ mới, đồng thời tinh gọn hệ thống chương trình phần mềm và đơn giản hóa toàn bộ hoạt động, giảm chi phí thuê chuyên gia và hạ tầng công nghệ.
Nhịp sống thị trường