A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

“Đòn bẩy” tín dụng hỗ trợ tăng trưởng các mặt hàng có thế mạnh trên địa bàn Ngân hàng Khu vực 15

Vốn tín dụng ngân hàng trên địa bàn Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 15 được coi là một trong những “đòn bẩy” chính cho mục tiêu tăng trưởng các mặt hàng địa phương có thế mạnh, như: lúa/gạo, thủy sản và rau màu.

 

z6766342916478_9d390c385d6ea7913593475dc15796a2.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Số liệu thống kê về kết quả triển khai các chương trình tín dụng riêng đối với một số ngành, mặt hàng có thế mạnh đến cuối tháng 5/2025 trên địa bàn Ngân hàng Nhà nước Khu vực 15 cho thấy: Dư nợ cho vay ngành lúa gạo đạt 43.800 tỷ đồng, tăng 0,99% so cuối năm 2024, chiếm 9,6% tổng dư nợ tín dụng Khu vực 15; dư nợ tín dụng ngành thủy sản đạt 81.719 tỷ đồng, tăng 2,97% so cuối năm 2024, chiếm 17,9% tổng dư nợ tín dụng Khu vực (trong đó: dư nợ cho vay cá tra đạt 17.045 tỷ đồng, tăng 4,21% cuối năm 2024; dư nợ cho vay tôm đạt 24.434 tỷ đồng, tăng 2,68% so cuối năm 2024); dư nợ tín dụng ngành rau quả đạt 7.374 tỷ đồng, tăng 20,54% so cuối năm 2024, chiếm 1,6% tổng dư nợ tín dụng Khu vực 15.

Để đạt được những kết quả trên, ngành Ngân hàng Khu vực 15 luôn hướng nguồn tín dụng vào các lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế có thế mạnh nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Một điểm nổi bật là dòng tín dụng đang ngày càng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhưng có tiềm năng tạo giá trị gia tăng. Cụ thể, tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt 271.812 tỷ đồng, tăng 1,25% so cuối năm 2024, chiếm 59,6% dư nợ lĩnh vực ưu tiên; tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu đạt 19.291 tỷ đồng, chiếm 4,2% tổng dư nợ tín dụng Khu vực 15; tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt đạt 57.764 tỷ đồng, tăng 8,15% so cuối năm 2024, chiếm 12,7% tổng dư nợ tín dụng Khu vực 15.

Song song với đó, các ngân hàng thương mại cũng mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, nhờ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phương tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng, minh bạch hơn.

Để “đòn bẩy lớn” tạo sức mạnh sản xuất kinh doanh đóng góp cho tăng trưởng đột phá, vẫn cần thêm những chất xúc tác, điều kiện đủ.

Thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã có nhiều chính sách đồng hành thiết thực với doanh nghiệp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất, hỗ trợ phục hồi sau dịch bệnh và thiên tai. Các ngân hàng thương mại cũng không ngừng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, số hóa quy trình cho vay nhằm tiết giảm chi phí, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ.

Đặc biệt, với sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, sự vào cuộc của các NHTM, giới chuyên gia kỳ vọng dòng vốn cho kinh tế tư nhân sẽ được khơi thông để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội