A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kit test Covid-19 bán tràn lan, chọn sao cho đúng?

Hiện có rất nhiều trường hợp lợi dụng tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, trên mạng xã hội và các website/ứng dụng thương mại điện tử rao bán bộ kit test Covid-19 không rõ nguồn gốc.

Kit test Covid-19 bán tràn lan

Hiện nay, do diễn biến dịch bệnh phức tạp, nhiều người có nhu cầu mua các loại test nhanh kháng nguyên để phục vụ cho việc tự test Covid-19 bất kì lúc nào cần. 

Để mua được 1 kit test nhanh không hề khó bởi chỉ cần lên các trang mạng xã hội, hay các ứng dụng thương mại điện tử gõ từ khóa "test nhanh Covid" là ra hàng loạt kết quả.

Các kit test nhanh kháng nguyên Covid-19 không rõ nguồn gốc được rao bán tràn lan trên mạng xã hội và các ứng dụng thương mại điện tử. Ảnh chụp màn hình Facebook.

Các chủ hàng quảng cáo mặt hàng kit test Covid-19 xuất xứ từ nhiều nước như Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…

Thậm chí, còn được quảng cáo để tăng độ tin cậy như "chuẩn hàng ở bệnh viện", hay "có bà chị làm ở viện", ...

Theo quảng cáo, các bộ kit test Covid-19 này có kết quả nhanh, việc lấy mẫu cũng được người bán quảng cáo là "cực kỳ dễ dàng"…

Tuy nhiên, khi hỏi hoá đơn, chứng từ thì những người này cho biết do kit test Covid-19 là hàng xách tay từ nước ngoài về nên có giá rẻ, được giảm giá nhiều và không có giấy tờ.

Một người bán trả lời khi được hỏi về nguồn gốc và giấy tờ của kit test nhanh.

Chị T.Ly ở Hà Nội cho biết: "Tôi lên mạng tìm kiếm và thật bất ngờ là ra rất nhiều nơi bán, hàng phần lớn được quảng cáo là nhập từ nước ngoài, có giá từ khoảng 50.000 đồng/kit trở lên. Tôi chọn mua loại đắt hơn là 120.000 đồng/kit để cho yên tâm vì nghĩ "đắt sắt ra miếng. Tôi thấy ai cũng có thể bán trên mạng được, dù cũng lo ngại về chất lượng, tuy nhiên, vì cần gấp nên tôi vẫn mua."

Cũng đã có rất nhiều trường hợp lợi dụng tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, trên mạng xã hội và các website/ứng dụng thương mại điện tử rao bán bộ kit test Covid-19 không rõ nguồn gốc và đã bị cơ quan chức năng xử lý.

Mới đây nhất, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã chủ trì, phối hợp với Cục Hải quan Hà Nội kiểm tra lô hàng vi phạm, thu giữ hơn 85.000 test nhanh Covid-19 các loại.

Lô hàng được vận chuyển từ Hàn Quốc về Việt Nam qua Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết, mặt hàng test Covid-19 là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện, phải có giấy phép của Bộ Y tế. Tuy nhiên, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn khai báo hàng hóa chung chung, khai báo sai tên hàng hóa để nhập lậu.

Vụ việc đang được cơ quan Hải quan tiếp tục điều tra xác minh, làm rõ theo quy định.

Cơ sở nào được kinh doanh kit test?

Bộ Y tế cho biết, hiện nay, các test xét nghiệm SARS-CoV-2 muốn nhập khẩu, lưu hành và sử dụng tại Việt Nam phải được Bộ Y tế thẩm định và cấp phép theo các quy định tại Thông tư số 47/2010/TT-BYT. Hơn nữa, các sản phẩm này thuộc nhóm có nguy cơ rủi ro cao (loại C, D) nên mọi hoạt động mua bán, kinh doanh test xét nghiệm SARS-CoV-2 phải đáp ứng các yêu cầu của ngành y tế về nhân sự, điều kiện kho bảo quản, phương tiện vận chuyển.

Người dân cần hết sức cảnh giác, không nên tự ý mua những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bán trôi nổi trên thị trường, đặc biệt là mạng xã hội bởi những sản phẩm chưa được cấp phép lưu hành khi xét nghiệm có thể cho kết quả không chính xác. Như vậy, không những mất tiền oan mà nếu tin tưởng vào những kết quả này còn tiềm ẩn nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh cho cộng đồng

Dựa trên Nghị định số 36/2016/NĐ-CP và Nghị định số 169/2018/NĐ-CP của Chính phủ, theo nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế, kit test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 hiện được xếp vào loại B, C, D.

Thủ tục công bố đủ điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế. Ảnh chụp màn hình dmec.moh.gov.vn.

Cũng theo nội dung được nêu trong nghị định, điều kiện để các cơ sở kinh doanh có thể mua, bán kit test nhanh bao gồm:

Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật sở hữu trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật, y, dược, cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc trình độ cao đẳng trở lên với chuyên ngành được đào tạo phù hợp loại trang thiết bị này.

Có kho bảo quản và phương tiện vận chuyển đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau:

Kho bảo quản diện tích phù hợp với chủng loại, số lượng trang thiết bị y tế; bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần nguồn gây ô nhiễm; đáp ứng yêu cầu bảo quản khác của trang thiết bị y tế theo hướng dẫn sử dụng.

Phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế từ cơ sở mua bán đến nơi giao hàng phù hợp với loại trang thiết bị y tế đó.

Trường hợp không có kho hoặc phương tiện bảo quản, cơ sở mua, bán phải có hợp đồng với đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết bị y tế.

Danh sách các loại test nhanh kháng nguyên đã được Bộ Y tế cấp phép:

Sản xuất trong nước:

1. Trueline Covid-19 Ag Rapid Test (dịch tỵ hầu)

2. Ninonasal®/VSM-COV-TDM-05 (dịch mũi)

3. NG·Test®/ SARS-CoV-2 Ag/ VSM-COV-TDH-20, VSM-COV-TDH-21 (dịch tỵ hầu)

Nhập khẩu:

 

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội