A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tư vấn chính sách mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội

Ngày 14.6, Báo Lao Động Thủ Đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chính sách mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”. Gần 300 công nhân, viên chức, lao động huyện Đan Phượng tham gia đối thoại.

Tư vấn chính sách mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội

Ban tổ chức tặng hoa, cám ơn các chuyên gia tham gia buổi đối thoại. Ảnh: Hà Anh

Tham gia giải đáp câu hỏi của đoàn viên, người lao động tại buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến có các chuyên gia: Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Đặng Văn Thành - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội.

Cán bộ công đoàn đặt câu hỏi tới các chuyên gia. Ảnh: Hà Anh

Cán bộ công đoàn đặt câu hỏi tới các chuyên gia. Ảnh: Hà Anh

Ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô cho biết, xuất phát từ thực tế các chế độ, chính sách thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi; điển hình như việc tăng lương cơ bản với một số đối tượng sẽ được thực hiện từ 1.7 tới đây, hoặc lĩnh vực bảo hiểm xã hội thời gian qua phát sinh nhiều bất cập, khiến cho dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi với nhiều đề xuất mới từ cơ quan soạn thảo cũng đang được đưa ra lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung.

Những sự thay đổi đó, nếu người lao động không cập nhật kịp thời có thể sẽ bị thiệt thòi về quyền, lợi ích chính đáng. Do đó, Báo Lao Động Thủ đô và LĐLĐ huyện Đan Phượng đã lựa chọn chủ đề “Chính sách mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội” cho buổi đối thoại ngày hôm nay…

Các chuyên gia tham gia buổi đối thoại. Ảnh: Hà Anh

Các chuyên gia tham gia buổi đối thoại. Ảnh: Hà Anh

Tại buổi đối thoại, các chuyên gia sẽ mang hết kiến thức, những hiểu biết nhiệt tình tư vấn, giải đáp thắc mắc giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, người sử dụng lao động nắm rõ hơn, hiểu đúng hơn về pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi của chính mình; hạn chế xung đột, mâu thuẫn trong quan hệ lao động, tạo môi trường làm việc dân chủ, gắn bó, cống hiến hết mình với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững…

Chị Trần Thị Yến, Công ty Cổ phần Việt An, đặt câu hỏi với các chuyên gia: Người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật người lao động vắng mặt không? Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động được quy định như thế nào?

Luật sư Đặng Văn Thành trả lời: Người lao động có quyền được tham gia trong quá trình xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên, đối với những trường hợp mặc dù người sử dụng lao động đã thông báo thời gian, địa điểm tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động nhưng người lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật sa thải khi vắng mặt người lao động phải được thực hiện tuân thủ theo đung quy định tại Điều 70 Bộ luật Lao động 2019 gồm 4 bước: Xác minh hành vi vi phạm; xử lý kỷ luật lao động; họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp; ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự...

Buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chính sách mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội” là hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028, đồng thời trang bị cho các đơn vị, doanh nghiệp, công nhân, viên chức, lao động những kiến thức thiết thực liên quan tới lao động và bảo hiểm xã hội…


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội