A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quốc hội xem xét thông qua việc sáp nhập tỉnh trước ngày 20.6

Về thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, trước ngày 1.5, UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án và Quốc hội xem xét, thông qua trước 20.6.

Quốc hội xem xét thông qua việc sáp nhập tỉnh trước ngày 20.6

Theo kế hoạch, Quốc hội xem xét, thông qua việc sáp nhập tỉnh trước ngày 20.6.2025. Trong ảnh, khu vực dải trung tâm TP Hải Phòng. Ảnh: haiphong.gov.vn

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 74/NQ-CP ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (kế hoạch).

Theo kế hoạch, trước ngày 18.4.2025, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai đến các bộ, ngành trung ương và các địa phương ngay sau hội nghị quán triệt của Bộ Chính trị.

Về thực hiện sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã, theo kế hoạch, UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án trước ngày 1.5.2025. Trước ngày 30.5.2025, Bộ Nội vụ thẩm định, lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, kế hoạch nêu rõ, trước ngày 1.5.2025, UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án.

Trước ngày 30.5.2025, Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh của Chính phủ để trình Quốc hội. Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra, Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 20.6.2025.

Theo kế hoạch, tổng kết việc sắp xếp ĐVHC các cấp trước ngày 20.9.2025.

Dự kiến ngày 16.4, Bộ Chính trị sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc để triển khai việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh và cấp xã, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

Theo các tiêu chí định hướng sắp xếp thì dự kiến cả nước có 11 đơn vị cấp tỉnh giữ nguyên, gồm TP Hà Nội, TP Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Còn lại 52 đơn vị cấp tỉnh thuộc diện phải sắp xếp gồm 4 thành phố là Hải Phòng, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ;

48 tỉnh gồm Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên;

Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.

Theo dự thảo và tờ trình về nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC, nếu tỉnh nhập với tỉnh thì sau khi sáp nhập sẽ gọi là tỉnh, tỉnh nhập vào thành phố trực thuộc Trung ương thì tỉnh lớn sau sáp nhập là thành phố trực thuộc Trung ương.

52 tỉnh, thành phân chia theo 8 vùng ra sao?

Trong 52 tỉnh, thành thuộc diện phải sáp nhập căn cứ tiêu chí mới theo đề xuất của Bộ Nội vụ tại dự thảo nếu chia theo 8 vùng kinh tế thì vùng Tây Bắc Bộ có 3 tỉnh là Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái.

Vùng Đông Bắc Bộ có 6 tỉnh là Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang.

Vùng Đồng bằng sông Hồng có 9 tỉnh, thành gồm TP Hải Phòng, các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình.

Vùng Bắc Trung Bộ có 2 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.

Vùng Nam Trung Bộ có 8 tỉnh, thành gồm TP Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh, thành là TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 13 tỉnh, thành là TP Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre.

Còn nếu chia thành 3 miền Bắc, Trung và Nam, miền Nam có 19 tỉnh, thành; miền Trung có 14 tỉnh; còn lại miền Bắc có 19 tỉnh, thành.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội