A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nghị quyết 02 - đổi mới nội dung, xây dựng Công đoàn vững mạnh

Theo bà Phan Thị Diễm - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh An Giang, Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị như “pháo lệnh” hun đúc cho các cấp Công đoàn tăng tốc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhất là công tác tập hợp người lao động phát triển đoàn viên, thành lập và xây dựng CĐ vững mạnh trong tình hình mới.

Nghị quyết 02 - đổi mới nội dung, xây dựng Công đoàn vững mạnh

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang Lâm Thành Sĩ trao tặng Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên khó khăn về nhà ở. Ảnh: Lục Tùng

Cuộc lội ngược dòng ngoạn mục

Năm 2022, tỉnh An Giang phát triển mới 7.864 ĐV, thành lập mới 14 Công đoàn cơ sở (CĐCS), nghiệp đoàn (NĐ) có từ 25 lao động (LĐ) trở lên… Có thể với nhiều địa phương, con số này có phần khiêm tốn, nhưng với An Giang là thành tích đáng ghi nhận vì đây là tỉnh thuần nông, phần lớn các doanh nghiệp (DN) có quy mô nhỏ, dễ tổn thương sau cơn “địa chấn” kinh tế nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì việc làm cho ĐV, NLĐ.

Sang năm 2023, An Giang phát triển mới 6.065 ĐV, thành lập mới 11 CĐCS, nâng tổng số ĐV toàn tỉnh lên 109.698 sinh hoạt tại 1.502 CĐCS, NĐ. Một số đơn vị thực hiện tốt công tác vận động tuyên truyền phát triển đoàn viên điển hình như: CĐ các Khu công nghiệp, LĐLĐ TP Long Xuyên, thị xã Tịnh Biên…

Không chỉ phát triển tổ chức Công đoàn về số lượng, An Giang còn thường xuyên quan tâm, tăng cường chất lượng, như: Sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu… đặc biệt là bố trí thí điểm cán bộ CĐ chuyên trách tại DN có từ 2.000 LĐ trở lên.

“Điều này không chỉ tạo điều kiện mở ra chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ CĐ trong việc nắm bắt hoàn cảnh, tâm tư, ý kiến, nguyện vọng của ĐV, NLĐ để kịp thời phản ánh, đề xuất với chủ sử dụng LĐ hoặc CĐ cấp trên và cấp thẩm quyền giải quyết…” - bà Phan Thị Diễm nhấn mạnh.

Phát “pháo lệnh” cho đổi mới tăng tốc

Theo bà Phan Thị Diễm, thành tựu mà Công đoàn tỉnh An Giang đạt được là kết quả của quá trình đổi mới nội dung, phương thức hoạt động CĐ được “bùng nổ” từ “pháo lệnh” của Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của CĐ Việt Nam trong tình hình mới”.

Ngay sau khi tiếp nhận Nghị quyết, LĐLĐ tỉnh đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy xây dựng và ban hành chương trình hành động. Trong đó xác định chỉ tiêu cho từng giai đoạn, đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và tổ chức triển khai đến các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh.

Từ nền tảng này, LĐLĐ tỉnh An Giang cụ thể hóa thành 40 công việc và tổ chức hội nghị triển khai quán triệt đến 14 CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở, 1.480 CĐCS với 1.700 cán bộ CĐ. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh và xem nội dung tập hợp, phát triển mới ĐV, thành lập và xây dựng CĐCS vững mạnh như bước “đột phá” với những bước đi rất cụ thể.

“Đặc biệt An Giang còn cho phép xây dựng đội ngũ cộng tác viên thực hiện phát triển ĐV, thành lập CĐCS và thu kinh phí CĐ đối với đơn vị sản xuất chưa có tổ chức CĐ” - bà Diễm nhấn mạnh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội