A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khái niệm công chức theo Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Khái niệm cán bộ, công chức đã được nhắc đến theo Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Khái niệm công chức theo Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Khái niệm cán bộ, công chức đã được nhắc đến theo Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Ảnh minh họa: Trần Vương

Tại Điều 1 Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định về cán bộ, công chức như sau:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm hoặc chỉ định giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp cơ sở), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Cũng theo Dự thảo Luật Cán bộ, công chức, trong thời gian 5 năm, việc quản lý đội ngũ, các nội dung về tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức tiếp tục thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Một trong những nội dung lớn của Dự thảo Luật là sửa đổi các quy định liên quan đến cán bộ, công chức khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở).

Theo đó, Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ trung ương đến địa phương, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cán bộ, công chức cấp trung ương, cấp tỉnh, bảo đảm thực hiện đúng chủ trương của Đảng về liên thông trong công tác cán bộ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội