A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đề xuất sửa Nghị định để xử lý vướng mắc trong chính sách giảm thuế VAT

Để xử lý vướng mắc về việc lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ giảm thuế GTGT, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đối với dự thảo sửa đổi khoản 4 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế.

Nhiều siêu thị gặp vướng khi áp dụng giảm thuế suất VAT xuống còn 8%

Nhiều siêu thị gặp vướng khi áp dụng giảm thuế suất VAT xuống còn 8%

Quy định còn bất hợp lý

Trước đó, ngày 28/01/2022, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi phát triển kinh tế -xã hội (sau đây gọi là Nghị định 15).

Theo đó, về thuế giá trị gia tăng (GTGT), giảm 2% thuế suất thuế GTGT từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%) trừ một số hàng hóa, dịch vụ.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trong quá trình triển khai Nghị định 15, bộ này nhận được một số phản ánh của các Cục Thuế, doanh nghiệp (DN) và một số cơ quan báo chí phản ánh vướng mắc.

Theo đó, việc quy định phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ thuộc đổi tượng giảm thuế GTGT thì mới được áp dụng thuế suất 8% theo phản ánh của DN là làm tăng chi phi của DN (tăng chi phí thời gian của kế toàn và chi phí sử dụng hóa đơn) vì đối với cùng một khách hàng, thay vì lập 01 hóa đơn và chi phi sử dụng hóa đơn) vì đối với cùng một khách hàng, thay vì lập 01 hóa đơn ghi nhiều thuế suất khác nhau (5%, 8%, 10%) thì DN phải lập 02 hóa đơn: 01 hóa đơn ghi thuế suất 8% và 01 hóa đơn ghi các thuế suất khác (5%, 10%).

Tại TP.Hồ Chí Minh, hệ thống siêu thị Coopmart phản ánh trong một ngày hệ thống sử dụng trên 10.000 hóa đơn điện tử, phần mềm hóa đơn điện tử cho phép tách riêng nhiều thuế suất trên 01 hóa đơn, các siêu thị đã xuất hóa đơn diện tử ghi nhiều mức thuế suất khác nhau nay phải tách riêng thì rất tốn kém chi phí của DN.

Tại Hải Phòng, công ty cấp nước thực hiện thu tiền nước trên toàn địa bàn TO.Hải Phòng, nội dung hóa đơn hiện có 02 khoản thu: khoản thu tiền nước (thuế suất 5%), và khoản thu hộ tiền dịch vụ thoát nước cho thành phố (thuế suất 10%), số hóa đơn lập giao cho khách hàng trung bình 01 tháng là 400.000 số hóa đơn. Nếu phải lập hóa đơn riêng cho khoản thu hộ tiền dịch vụ thoát nước (được áp dụng 8%) thì số hóa đơn lập 01 tháng sẽ tăng lên gấp 02 lần. Ngoài ra, tiền dịch vụ thoát nước xác định căn cứ vào số nước tiêu thụ trong tháng nên việc tách hóa đơn sẽ khó khăn trong việc đối chiếu, kiểm tra khó khăn trong việc thu tiền nước và tiền phi thoát nước từ phía khách hàng, chưa kể phát sinh rất lớn các chi phí về nâng cấp, sửa đổi phần mềm hóa đơn, phần mềm kế toán, nhân lực đi kèm,...

Đối với các DN kinh doanh theo hình thức siêu thị, trung tâm thương mại, các đại lý vận tải biển có phát sinh các khoản thu hộ cước vận tải, các khoản phí D/O, THC, CFS,... cũng gặp những khó khăn tương tự.

Trước các vướng mắc này, cuối tháng 2/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng đã giao Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khẩn trương xem xét các kiến nghị, phản ánh vướng mắc của Hiệp hội, doanh nghiệp, người dẫn nếu trên để có hướng dẫn, giải thích kịp thời.

 

Sửa để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Trong các đề xuất gửi đến Bộ Tài chính, đáng chú ý, các cục thuế có đề xuất: nếu DN đã sử dụng hóa đơn trên đó thể hiện được các loại thuế suất khác nhau trên cùng một hóa đơn, đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ thuế theo Luật thuế GTGT và chính sách giảm thuế của Quốc hội thì DN được lập chung hóa đơn để giao cho khách hàng (trong đó có cả hàng hóa, dịch vụ không được giảm và hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT).

Trong tờ trình gửi Chính phủ, theo Bộ Tài chính, quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 15 thì cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trưởng hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trên thực tế, trên mẫu hóa đơn của DN, chi tiêu thuế suất được thiết kế theo dạng cột nên cơ sở kinh doanh có thể lập nhiều mức thuế suất khác nhau trên cùng một hóa đơn, trong đó có hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế. Việc phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế thì mới được giảm thuế như phản ánh sẽ gây tốn kém về thời gian cũng như chi phí của DN, đặc biệt là các DN sử dụng nhiều hóa đơn trong ngày như hệ thống siêu thị.

Trường hợp nếu DN thấy khó khăn khi tách hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế nên không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế thì người tiêu dùng lại không được thụ hưởng lợi ích từ chính sách, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Bộ Tài chính cũng cho rằng, đối với các vướng mắc theo thẩm quyền, bộ đã có công văn hướng dẫn về xác định hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế và về thời điểm lập hóa đơn, thời điểm xác định thuế GTGT. Riêng vướng mắc về việc lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ giảm thuế được quy định cụ thể tại Nghị định 15 nên vượt thẩm quyền của Bộ Tài chính. Để giải quyết vướng mắc nêu trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi khoản 4 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP theo thủ tục rút gọn.

Hiện Dự thảo sửa đổi khoản 4 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-Cpđang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi.

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội