A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các quan chức FED quyết tâm thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát

Biên bản cuộc họp định kỳ tháng 2 của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được công bố hôm 22/2 cho thấy, các quan chức hoan nghênh những dấu hiệu lạm phát đang hạ nhiệt, nhưng vẫn chưa đủ để ngăn cản kế hoạch tăng lãi suất.

Những hệ quả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ | Tài  chính | Vietnam+ (VietnamPlus)

Trong biên bản tóm tắt ghi lại cuộc họp của FED, các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh, lạm phát “vẫn cao hơn” mục tiêu 2% trong bối cạnh thị trường lao động “vẫn rất chặt chẽ, góp phần tiếp tục gây áp lực lên tiền lương và giá cả”.

Do đó, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã chấp thuận mức tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, mức tăng nhỏ nhất kể từ khi FED bắt đầu chu kỳ thắt chặt tiền tệ vào tháng 3/2022. Động thái này đã đưa lãi suất quỹ liên bang về phạm vi mục tiêu là 4,5-4,75%.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn tỏ ra cực kỳ lo ngại trước mối đe dọa lạm phát.

“Dữ liệu lạm phát nhận được trong ba tháng qua cho thấy tốc độ tăng giá đã giảm song phải nhấn mạnh rằng, cần có thêm nhiều bằng chứng nữa cho thấy tình trạng lạm phát được cải thiện trên phạm vi rộng và xu hướng giảm là bền vững”, biên bản cho biết và lặp lại lưu ý, các thành viên FOMC tin tưởng, chính sách tăng lãi suất “đang diễn ra” là cần thiết.

Mặt khác, dù FOMC đã chính thức đưa ra mức tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, song không phải thành viên nào cũng bỏ phiếu cho phương án này. Một vài thành viên muốn nâng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm, nhấn mạnh quyết tâm hạ nhiệt lạm phát một cách mạnh mẽ hơn.

Sau cuộc họp, Chủ tịch FED chi nhánh St. Louis James Bullard và Chủ tịch FED chi nhánh Cleveland Loretta Mester là những quan chức đã tuyên bố, họ nằm trong nhóm “muốn có động thái quyết liệt hơn”.

Cũng theo biên bản, những thành viên ủng hộ mức tăng 0,5 điểm phần trăm cho rằng, biên độ tăng lớn hơn sẽ nhanh chóng đưa lãi suất lên phạm vi mà mà họ tin rằng đủ hạn chế, có tính đến rủi ro, để kịp thời ổn định giá cả.

Kể từ cuộc họp, các quan chức FED vẫn liên tục nhấn mạnh cần cảnh giác ngay cả khi họ bày tỏ sự lạc quan rằng dữ liệu lạm phát gần đây rất đáng khích lệ.

Trong một cuộc phỏng vấn, James Bullard tiếp tục bày tỏ quan điểm, tăng lãi suất nhanh hơn sẽ mang lại hiệu quả mạnh hơn. Chủ tịch FED chi nhánh St. Louis cho rằng, đỉnh lãi suất nên ở nằm ở mức 5,375%, phù hợp với giá thị trường.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2022 của Mỹ giảm 0,1% so với tháng trước đó và tăng 6,5% so với cùng kỳ. Con số này giảm từ mức đỉnh 9% hồi mùa hè, nhưng vẫn cao hơn so với mục tiêu của FED.

Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát yêu thích của FED, ghi nhận tăng 5% trong tháng 12, thấp hơn so với mức 5,5% ghi nhận trong tháng 11/2022. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021.

Thị trường lao động cũng nóng lên, cho thấy việc FED tăng lãi suất vẫn chưa tác vào phần lớn nền kinh tế và mới chỉ đánh vào thị trường nhà đất cũng như một số lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất khác. Giới chuyên gia cho rằng, FED sẽ nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào tháng 3, sau đó là vài lần nữa để đưa lãi suất quỹ liên bang lên phạm vi 5,25–5,5%. Nếu dự đoán này đi đúng hướng thì đây sẽ là mức lãi suất cao nhất kể từ năm 2001.

Trong khi đó, thị trường vẫn lo ngại rằng nếu FED đi quá nhanh hoặc quá xa, nền kinh tế sẽ bị đẩy vào suy thoái. Biên bản họp của FED lưu ý, một số thành viên FOMC đang coi nguy cơ suy thoái là “tăng cao”.

“Những người quan sát thị trường thấy rằng, có nhiều triển vọng không chắc chắn liên quan đến hoạt động kinh tế, thị trường lao động và lạm phát”, biên bản cuộc họp cho biết.

Các yếu tố rủi ro được trích dẫn bao gồm xung đột Nga - Ukraine, Trung Quốc mở cửa kinh tế trở lại và thị trường lao động có thể bị thắt chặt trong thời gian dài hơn dự kiến.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội