A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Theo chân nông dân mưu sinh trên đồng nước nổi

Hiện nay, ở một số vùng trũng của tỉnh Sóc Trăng đang đón nước từ thượng nguồn đổ về ngập những cánh đồng vừa gặt lúa hè thu. Mùa nước nổi trở thành một quy luật tự nhiên, nhiều cư dân ở đây tận dụng để mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá.

Những ngày cuối tháng bảy âm lịch này, nước lũ từ thượng nguồn đổ về thị xã Ngã Năm, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) ngày càng nhiều. Nước về mang thêm tôm cá, Chị Tô Thị Kinh (Mỹ Phước, Mỹ Tú, Sóc Trăng) tranh thủ ra đồng giăng lưới bắt sặc để bán cho những hộ chuyên làm mắm.  Mỗi ngày chị giăng được từ 15 - 20kg bán với giá 15.000 đồng/kg, thu nhập từ 250.000 - 300.000 đồng.

Những ngày cuối tháng bảy âm lịch, nước lũ từ thượng nguồn đổ về thị xã Ngã Năm, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) ngày càng nhiều, mang thêm tôm cá. Chị Tô Thị Kinh (Mỹ Phước, Mỹ Tú, Sóc Trăng) tranh thủ ra đồng giăng lưới bắt cá sặc để bán cho những hộ chuyên làm mắm.

Mỗi ngày chị Tô Thị Kinh giăng được từ 15 - 20kg bán với giá 15.000 đồng/kg, thu nhập từ 250.000 - 300.000 đồng.

Mỗi ngày chị Tô Thị Kinh giăng được từ 15 - 20kg bán với giá 15.000 đồng/kg, thu nhập từ 250.000 - 300.000 đồng.

Mùa nước nổi, nông dân xã Vĩnh Quới (Ngã Năm, Sóc Trăng) làm nhiều nghề như giăng lưới, đẩy côn, đặt lú,..

Nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Quới (Ngã Năm, Sóc Trăng) chọn đẩy côn (hình thức một giàn chì thả xuống nước đụng cá sau đó dùng nơm để bắt).

Anh Trần Kim Mến ở xã Vĩnh Quới (Ngã Năm, Sóc Trăng) chia sẻ: “Mùa nước nổi về không những có thêm thu nhập mà còn giúp bữa cơm hằng ngày thêm phong phú với những đặc sản mùa nước nổi. Với chiếc xuồng và giàn côn mỗi ngày bắt được 4-5kg cá, thu nhập từ 250.000 - 300.000 ngàn đồng/ngày“.

Anh Trần Kim Mến ở xã Vĩnh Quới (Ngã Năm, Sóc Trăng) chia sẻ: “Nước về không những có thêm thu nhập mà còn giúp bữa cơm hằng ngày thêm phong phú với những đặc sản mùa nước nổi. Với chiếc xuồng và giàn côn mỗi ngày bắt được 4-5kg cá, thu nhập từ 250.000 - 300.000 đồng. Những loại cá nhỏ thì sử dụng làm thức ăn hằng ngày“.

Hình thức đặt lú (Lú là một túi lưới hình phễu, chiều dài 3 mét. Khi đặt, hướng miệng lú thường nằm ngược dòng nước để đón cá) cũng được nhiều hộ dân lựa chọn để bắt cá

Hình thức đặt lú (lú là một túi lưới hình phễu, chiều dài 3 mét. Khi đặt, hướng miệng lú thường nằm ngược dòng nước để đón cá) cũng được nhiều hộ dân lựa chọn để bắt cá.

Một số gia đình còn huy động cả thành viên để  kéo lưới rê (dùng lưới bao quanh một diện tích nước rộng, sau đó lùa cá vào) bắt cá

Một số hộ còn huy động cả thành viên trong gia đình để kéo lưới rê (dùng lưới bao quanh một diện tích nước rộng, sau đó lùa cá vào) bắt cá.

Ngoài cá thì ốc bưu vàng cũng là nguồn thu nhập ổn định trong mùa nước nổi của nhiều gia đình. Bà Khưu Thị Song (xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: ” Nước tràn đồng là thời điểm nguồn phù du dồi dào, ốc thường to và sinh sản nhiều. Chỉ cần ra đồng đặt lú hay dùng vợt để bắt ốc là kiếm vài chục thậm chí cả trăm kg ốc mỗi ngày. Ốc được thương lái thu mua với giá 1.200 đồng/kg đối với ốc còn vỏ và thịt ốc là 8.500 đồng/kg. 3 tháng nước nổi cũng kiếm được gần 10 triệu từ bán ốc”

Ngoài cá thì ốc bưu vàng cũng là nguồn thu nhập ổn định trong mùa nước nổi của nhiều gia đình. Bà Khưu Thị Song (xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: ”Nước tràn đồng là thời điểm nguồn phù du dồi dào, ốc thường to và sinh sản nhiều. Chỉ cần ra đồng đặt lú hay dùng vợt để bắt ốc là kiếm vài chục thậm chí cả trăm kg ốc mỗi ngày. Thương lái thu mua với giá 1.200 đồng/kg đối với ốc, còn vỏ và thịt ốc là 8.500 đồng/kg. 3 tháng nước nổi cũng kiếm được gần 10 triệu từ bán ốc”.

Nhiều hộ tận dụng nguồn cá đồng phong phú làm mắm, làm khô.

Nhiều hộ tận dụng nguồn cá đồng phong phú làm mắm, làm khô.

Trong mùa nước nổi nhiều hộ dân ở Ngã Năm, Mỹ Tú (Sóc Trăng) còn tận dụng mặt nước sông dâng cao để nuôi cá trong vèo lưới. Thức ăn cho cá chủ yếu nguồn cá tạp hoặc ốc có sẵn trên đồng ruộng nên chi phí rất ít. Nếu nuôi 1.000 con cá lóc qua 2 - 3 tháng, nông dân có lợi nhuận từ 2 - 3 triệu đồng“.

Tận dụng mặt nước sông dâng cao, nhiều hộ dân còn nuôi cá trong vèo lưới. Thức ăn cho cá chủ yếu nguồn cá tạp hoặc ốc có sẵn trên đồng ruộng nên chi phí rất ít. Nếu nuôi 1.000 con cá lóc qua 2 - 3 tháng, nông dân có lợi nhuận từ 2 - 3 triệu đồng“.

Mùa nước nổi ngoài việc giúp nông dân có thêm thu nhập, còn bồi đắp phù sa cho đồng ruộng giúp vụ mùa sau thêm phần thắng lợi.

Mùa nước nổi ngoài việc giúp nông dân có thêm thu nhập, còn bồi đắp phù sa cho đồng ruộng giúp vụ mùa sau thêm phần thắng lợi.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội