"Bom bão tuyết" khiến Mỹ lạnh thứ hai hành tinh, mùa đông ở Bắc Cực chưa là gì!

Trang Ly |

"Bom bão tuyết" khiến Mỹ lạnh thứ hai hành tinh, mùa đông ở Bắc Cực chưa là gì!
"Bom bão tuyết" khiến Mỹ lạnh thứ hai hành tinh, mùa đông ở Bắc Cực chưa là gì!
Ảnh: Splash News

Âm 68 độ C là mức nhiệt lạnh khủng khiếp đo được tại đỉnh núi cao nhất vùng Đông Bắc Mỹ. Trên Trái Đất, mức nhiệt này chỉ lạnh sau Nam Cực.

"Bom bão tuyết" khiến nhiệt độ tại đỉnh núi Mỹ lạnh thứ hai hanh tinh

Vào ngày 4/1/2018, cơn bão mùa đông Grayson đã "tấn công" Bờ Đông nước Mỹ gây tuyết rơi dày đặc (dày hàng cm trong một giờ) và bão tuyết khiến nhiệt độ giảm mạnh.

Các chuyên gia khí tượng cho biết, đúng vào lúc này, ngoài biển xuất hiện khối khí nóng ẩm cộng với khối khí lạnh từ Bắc Cực tràn xuống, kết hợp với cơn bão Grayson đã biến thành trận "bom bão tuyết" lạnh kỷ lục trong vòng 100 năm qua tại Mỹ.

Ngày 7/1, Trung tâm khí tượng quốc gia Mỹ (NWS) thông báo, sau khi "bom bão tuyết" càn quét qua khu vực Đông Bắc nước Mỹ (từ bang Florida lên New England), nhiệt độ tại khu vực này giảm mạnh kỷ lục xuống còn 0 độ C.

Khủng khiếp hơn, theo Đài quan sát Mount Washington (Mount Washington Observatory), vào ngày 7/1, nhiệt độ tại đỉnh núi Washington (đỉnh núi cao nhất vùng Đông Bắc nước Mỹ, cao 1.916,6 m) hạ xuống mức -68 độ C, lập kỷ lục lạnh thứ hai trên hành tinh vào thời điểm đó (sau Nam Cực).

Trong khi đó, tại Nam Cực, mức nhiệt lạnh nhất mà nhà khoa học đo được là −89 độ C. Tại ngôi làng Oymyakon của Nga, với mức nhiệt thấp nhất từng ghi nhận là -68 độ C, đây là nơi có người sinh sống lạnh nhất trên hành tinh.

Nhiệt độ mùa Đông ở Bắc Cực dao động từ −43 độ C đến −26 độ C.

Như vậy, vào thời điểm ngày 7/1, tại đỉnh núi Washington của nước Mỹ, mức nhiệt đo được lúc đó là: Lạnh thứ hai trên hành tinh sau Nam Cực; lạnh ngang bằng mức nhiệt lạnh kỷ lục của ngôi làng Oymyakon; và lạnh hơn mùa đông ở Bắc Cực.

Khi nào nước Mỹ mới hết lạnh?

Bom bão tuyết khiến Mỹ lạnh thứ hai hành tinh, mùa đông ở Bắc Cực chưa là gì! - Ảnh 1.

Hình ảnh bão tuyết càn quét Bờ Đông nước Mỹ. Ảnh: NOAA.

 NWS cho biết, vào cuối tuần vừa qua, khối không khí lạnh từ Bắc Cực vẫn duy trì hoạt động tại hai phần ba miền Đông nước Mỹ. Trung tâm khí tượng quốc gia Mỹ dự đoán, lạnh giá còn tiếp tục trong tuần này.

Mặc dù vào những ngày cuối tuần qua, tuyết tại một số thành phố như Boston, Philadelphia, New York city... đã giảm khi bão di chuyển lên phía Đông Bắc, hướng đến Canada, tuy nhiên, nhiệt độ tại các thành phố này vẫn lạnh cắt da cắt thịt.

Tin vui là trong vài ngày tới, nhiệt độ ở miền Đông nước Mỹ sẽ tăng từ 10 đến 20 độ. Lúc đó, tuyết trên bề mặt mặt đất sẽ tan dần. Tuy nhiên, khi đêm về, nước (từ tuyết tan) lại đóng băng lại khiến nhiệt độ ban đêm tiếp tục lạnh giá.

NWS dự báo, đến nửa cuối tháng Một, phần lớn băng tuyết trên khắp nước Mỹ sẽ tan dần hết. Nhiệt độ bắt đầu nhích dần lên.

Tuy nhiên, khi Bờ Đông chưa hết lạnh, Bờ Tây nước Mỹ xuất hiện một cơn bão đang hình thành và phát triển ở Thái Bình Dương và đang hướng tới bang California. Cơn bão này sẽ gây mưa lớn từ thứ Hai và thứ Tư tuần này. Trong đó, mưa lớn nhất tại Nam California dự kiến ​​sẽ vào thứ Hai vào thứ Ba.

Các chuyên gia khí tượng cảnh báo, cơn bão Bờ Tây sẽ gây lụt, sấm sét và có thể mất điện ở một số thành phố. Tuyết lạnh cũng sẽ rơi tại khu vực dãy núi Nam California.

Bom bão tuyết khiến Mỹ lạnh thứ hai hành tinh, mùa đông ở Bắc Cực chưa là gì! - Ảnh 2.

"Bom bão tuyết" là gì? Bao nhiêu người đã thiệt mạng vì "bom bão tuyết" tại Bờ Đông Mỹ?

Quay lại Bờ Đông, các chuyên gia đã có lời giải thích về "bom bão tuyết" hiếm hoi tấn công miền Đông nước Mỹ những ngày đầu tháng 1/2018 và tại sao lại gọi nó là "bom bão tuyết"?

"Nhiều thập kỷ qua, các nhà khí tượng trên thế giới đã sử dụng thuật ngữ "bom" cho các cơn bão khi áp suất của nó tụt nhanh.", Giáo sư, nhà khí tượng học Jason Furtado thuộc trường Đại học Oklahoma, cho biết.

Theo Trung tâm khí tượng quốc gia Mỹ (NWS), "bão bom" (tiếng Anh là "bomb cyclone" hay "bombogenesis") là một hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Theo đó, một cơn bão được gọi kèm với thuật ngữ "bom" là khi áp suất giảm nhanh - ít nhất là 24 milibar trong 24 giờ hoặc ít hơn.

Các nhà khí tượng học cho biết, thuật ngữ "millibar" là một đơn vị đo áp suất (áp suất khí quyển là sức nặng của lượng không khí đè lên bề mặt trên Trái Đất). Áp suất khí quyển chuẩn trên Trái đất là 1013,2 milibar. Khi áp suất càng giảm thì cơn bão càng dữ dội.

"Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 40 đến 50 "bão bom". Tuy nhiên, phần lớn các "bão bom" này xảy ra trên đại dương mênh mông. Vì thế, các sự kiện này thường được các nhà khí tượng chú ý. Đối với người dân và truyền thông, khi nào "bão bom" tấn công đất liền thì nó mới được chú ý.", chuyên gia khí tượng Ryan Maue thuộc Trung tâm khí tượng quốc gia Mỹ (NWS) cung cấp thêm thông tin trên AP.

Tính đến ngày 6/1, CNN thống kê con số thương vong và thiệt hại mà "bom bão tuyết" xảy ra tại Bờ Đông nước Mỹ gây ra. Theo đó:

Thương vong: Ít nhất 19 người thiệt mạng tuần vừa rồi do thời tiết lạnh khắc nghiệt tại Mỹ. Trong đó, bang Wisconsin ghi nhận 6 trường hợp tử vong; Texas là 4 trường hợp; North Carolina là 3 trường hợp; tại Ohio, Michigan, Missouri, North Dakota, South Carolina và Virginia ghi nhận mỗi bang có 1 trường hợp.

Mất điện: Theo báo cáo của 11 bang, thì có khoảng 5.100 hộ gia đình ở miền Đông không có điện.

Chết ngay trên hiên nhà: Trường hợp này xảy ra với một người đàn ông 64 tuổi khi ông đang ngồi trên ghế tự ở hiên nhà thuộc bang Ohio. Các quan chức cho biết, ông chết vì hạ thân nhiệt mạnh.

Lạnh đóng băng: Nhiệt độ thấp kỷ lục và gió rét đang tấn công các bang Bờ Đông, bao gồm Boston, Philadelphia và New York city.

Một số hình ảnh về "bom bão tuyết" trên Bờ Đông nước Mỹ:

Bom bão tuyết khiến Mỹ lạnh thứ hai hành tinh, mùa đông ở Bắc Cực chưa là gì! - Ảnh 3.

Tuyết phủ trắng xóa ở New Jersey. Ảnh: Mark Makela/Getty Images

Bom bão tuyết khiến Mỹ lạnh thứ hai hành tinh, mùa đông ở Bắc Cực chưa là gì! - Ảnh 4.

Xe hơi mắc kẹt trong tuyết lạnh tại Boston. Ảnh: Reuters/Brian Snyder

Bom bão tuyết khiến Mỹ lạnh thứ hai hành tinh, mùa đông ở Bắc Cực chưa là gì! - Ảnh 5.

Đài phun nước ở Savannah, Georgia đóng băng. Ảnh: Joe Raedle/Getty Images

Bom bão tuyết khiến Mỹ lạnh thứ hai hành tinh, mùa đông ở Bắc Cực chưa là gì! - Ảnh 6.

Cây cối cũng đóng băng. Ảnh: AP Photo/Chris O'Meara

    Bài viết sử dụng nguồn: CNN, ABCNews, Businessinsider, NYTimes, Independent

theo Helino

Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email khampha@ttvn.vn để nhận nhuận bút cao trong vòng 24h. Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
Cùng chuyên mục
Đục lỗ trên thân bò - công cụ chăn nuôi tuyệt vời hay minh chứng cho sự quá đáng của con người?
Đục lỗ trên thân bò - công cụ chăn nuôi tuyệt vời hay minh chứng cho sự quá đáng của con người?

Đục lỗ trên thân bò - công cụ chăn nuôi tuyệt vời hay minh chứng cho sự quá đáng của con người?

Một trong những giải pháp chăn nuôi phổ biến nhất trong các trang trại, đó là đục lỗ trên thân bò, cừu... Tại sao phải làm như vậy, và liệu nó có cần thiết hay không?

Bài test IQ ngắn nhất thế giới, chỉ có 3 câu nhưng khối người vẫn trả lời sai
Bài test IQ ngắn nhất thế giới, chỉ có 3 câu nhưng khối người vẫn trả lời sai

Bài test IQ ngắn nhất thế giới, chỉ có 3 câu nhưng khối người vẫn trả lời sai

Bài kiểm tra IQ ngắn nhất thế giới do nhà tâm lý học Shane Frederick phát triển chỉ có 3 câu hỏi, nhưng là cách thức thú vị và nhanh gọn để đánh giá trí tuệ con người.

    vccorp.vn

    © Copyright 2010 - 2018 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0942.86.11.33
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980